Cuộc đời và sự nghiệp George_Harrison

1943-1957: Những năm đầu tiên

Xem thêm: The Quarrymen
Căn nhà của gia đình Harrison ở địa chỉ 12 Arnold Grove, Liverpool

Harrison sinh ngày 25 tháng 2 năm 1943 tại Liverpool, Lancashire, ông là con út của gia đình ông Harold Hargreaves Harrison và bà Louise (nhũ danh French)[3]. Cậu có 1 chị gái cũng tên Louise và 2 người anh Harry và Peter[4]. Mẹ cậu là một người bán tạp hóa xuất thân từ một gia đình Công giáo người Ireland, còn cha cậu là một người lái xe bus đôi lúc làm chiêu đãi viên trên tàu của hãng White Star Line[5]. Người vợ tương lai của cậu, Pattie Boyd, đã nói về gia đình Harrison là "những người Liverpool rõ ràng và điển hình"[6]. Cũng theo Boyd, mẹ của Harrison là một người rất hiểu con mình: "Tất cả những gì bà ấy muốn là được thấy con mình hạnh phúc, và bà ấy biết rằng trên đời không có thứ gì tốt hơn cho George bằng việc để anh ấy chơi nhạc."[6] Là một người yêu nhạc, Boyd được biết tới nhiều với một chất giọng đặc biệt, cùng với đó là thường xuyên qua chơi nhà Harrison[7]. Khi có bầu với George, bà thường xuyên nghe đài phát thanh qua chương trình Radio India. Cây viết sử Joshua Greene từng viết: "Cứ mỗi sáng chủ nhật, cô ấy lại bắt đầu tìm nghe những âm thanh huyền bí từ tiếng đàn sitartabla, với hi vọng rằng tiếng nhạc đẹp kỳ lạ đó sẽ mang tới bình yên và hạnh phúc cho đứa con trong bụng mình."[8]

Harrison sống 6 năm đầu tiên của cuộc đời ở địa chỉ 12 Arnold Groove, Wavertree, Liverpool trong một căn nhà 2 tầng khuất sau một khúc cua hẹp[9]. Căn nhà có khu công trình phụ ở ngoài và chỉ có một phòng duy nhất có lò sưởi than. Tới năm 1949, gia đình được cấp một căn nhà mới tại 25 Upton Green, Speke[10]. Năm 1948, cậu bé Harrison 5 tuổi được đi học ở trường tiểu học Dovedale[11]. Cậu sau đó vượt qua kỳ thi 11-plus và được nhận ở trường nam sinh danh giá của thành phố và theo học ở đó từ năm 1954 tới năm 1959[12].

Những ảnh hưởng về âm nhạc đầu tiên của Harrison được tới từ những nghệ sĩ như George Formby, Cab Calloway, Django Reinhardt, Hoagy Carmichael, và Big Bill Broonzy. Bước ngoặt xuất hiện vào năm 1956: một lần đạp xe về nhà, cậu có nghe thấy bài "Heartbreak Hotel" của Elvis Presley vang ra từ một căn nhà bên đường, và từ đó cậu dành mọi tâm trí cho nhạc rock 'n' roll[13]. Cậu thường ngồi cuối lớp để có thể vẽ chiếc guitar vào cuốn vở rồi sau đó nói: "Tôi hoàn toàn bị mê hoặc bởi guitar."[14]

Biết được con trai sớm có mối quan tâm tới guitar, năm 1956, cha của George dành tặng con trai một chiếc acoustic Dutch Egmond[15]. Một người bạn của cha cậu đã tới dạy cho Harrison chơi những bài đầu tiên như "Whispering", "Sweet Sue", và "Dinah". Ảnh hưởng bởi Lonnie Donegan, cậu lập ban nhạc nhỏ đầu tiên có tên Rebels với cậu, anh trai Peter và người bạn thân Arthur Kelly[16]. Trong một lần đi xe bus tới trường, Harrison đã gặp Paul McCartney – thành viên mới của nhóm The Quarrymen của John Lennon – và cả hai bắt đầu chia sẻ với nhau tình yêu về âm nhạc của mình[17].

1958–70: The Beatles

George Harrison trong buổi họp báo tại Sân bay Amsterdam Schiphol, Hà Lan ngày 24 tháng 6 năm 1964

Tháng 3 năm 1958, Harrison có tới gặp The Quarrymen tại quán Morgue Skiffle Club của Rory Storm để chơi thử bài "Guitar Boogie Shuffle", song Lennon cho rằng cậu nhóc 14 tuổi là quá nhỏ để có thể gia nhập nhóm[18]. Tới lần gặp thứ 2 được bố trí bởi McCartney, cậu quyết định chơi lead cho bài "Raunchy" trên tầng nóc của chiếc xe bus[19]. Dần dà cậu kết thân với nhóm và chiếm vị trí chơi guitar ngày một quan trọng hơn[20], và khi Harrison 15 tuổi, ban nhạc đã tiếp nhận cậu[21]. Cho dù người cha tha thiết con trai tiếp tục con đường học hành, cậu cuối cùng đã xin nghỉ vào năm 16 tuổi sau một thời gian đi thực tập sửa điện tại cửa hiệu tạp hóa Blacklers[22].

Năm 1960, Allan Williams sắp xếp cho nhóm – lúc đó đã trở thành The Beatles – đi trình diễn tại hộp đêm Kaiserkeller của Bruno Koschmider ở Hamburg[23]. Những bài học về âm nhạc của Harrison có được chính từ những buổi diễn dài hơi cùng The Beatles, ngoài ra còn qua Tony Sheridan khi họ thường chơi nền phía sau; và đó chính là nguồn gốc của các chơi đàn đặc trưng và tính cách ít nói của ông, khiến ông có biệt danh "Beatle trầm lặng"[24]. Chuyến đi đầu tiên của ban nhạc ở Hamburg phải kết thúc sớm hơn dự tính khi Harrison bị trục xuất do còn quá nhỏ tuổi để được xuất hiện tại các hộp đêm[25]. Khi Brian Epstein tiếp quản nhóm vào tháng 12 năm 1961, ông liền tiến hành quảng bá ban nhạc và cuối cùng tìm được cho họ hợp đồng thu âm với hãng EMI[26]. Đĩa đơn đầu tay của nhóm "Love Me Do" chỉ có được vị trí thứ 7 tại Record Retailer, song khi album đầu tay của họ Please Please Me được phát hành vào đầu năm 1963, thời kỳ Beatlemania chính thức bắt đầu[27]. Trong album thứ hai của nhóm With the Beatles (1963), Harrison đã có sáng tác tự viết đầu tiên với ca khúc "Don't Bother Me"[28].

Với Rubber Soul (1965), Harrison đã mang âm hưởng của folk rock từ The ByrdsBob Dylan vào các sáng tác của The Beatles, đặc biệt là việc ông sử dụng nhạc cụ Ấn Độ là chiếc sitar trong ca khúc "Norwegian Wood (This Bird Has Flown)"[29][gc 2]. Sau này, ông có nói Rubber Soul là "album [của The Beatles] mà tôi yêu thích nhất"[31]. Album tiếp theo của họ, Revolver (1966), có tận 3 sáng tác của ông là "Taxman", "Love You To" và "I Want to Tell You"[32]. Việc chơi chiếc tanpura trong ca khúc "Tomorrow Never Knows" của Lennon là một minh chứng cho sự tìm tòi các nhạc cụ phương Đông của ban nhạc[33]. Chiếc tabla mà The Beatles sử dụng trong "Love You To" có lẽ chính là chiếc chìa khóa đầu tiên giúp họ khai phá âm nhạc Ấn Độ[34]. Theo nhà nghiên cứu âm nhạc David Reck, bài hát đó đã tiên phong trong âm nhạc quần chúng một thứ hình mẫu kinh điển của âm nhạc châu Á được trình bày bởi các nghệ sĩ phương Đông một cách đầy tôn trọng và không một chút châm biếm[35]. Harrison cũng là người đi đầu trong việc mang những nhạc cụ không-phương-Tây khác tới ban nhạc, điển hình là chiếc swarmandal trong "Strawberry Fields Forever"[36].

George Harrison (trái) trao giải thưởng Golden Apple Award cho Don Grierson ngày 31 tháng 10 năm 1968

Tới cuối năm 1966, những quan tâm của Harrison đã đưa The Beatles đi xa hơn, minh chứng bằng việc họ đã đưa rất nhiều guru cùng các thiền sư lên bìa album huyền thoại Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band[37][gc 3]. Trong album này, ông đã một mình đảm trách sáng tác và trình bày ca khúc mang âm hưởng Ấn Độ "Within You Without You"[41]. Ông đã chơi sitar và tambura, trong khi phần bè với esraj, swarmandal và tabla được chơi bởi các nghệ sĩ từ Trung tâm Âm nhạc châu Á của thành phố London[42][gc 4]. Tới năm 1968, ca khúc "The Inner Light" mà ông viết được thu ở phòng thu của EMI tại Bombay đã được chơi cùng vô số nhạc cụ Ấn Độ[44]: đây cũng là ca khúc đầu tiên của Harrison trở thành đĩa đơn cho The Beatles khi nằm ở mặt B của ca khúc "Lady Madonna"[44]. Lấy cảm hứng từ Đạo đức kinh, ca khúc này đề cập nhiều tới Ấn Độ giáo và thiền học, ngoài ra còn mang nhiều tính Karnatak hơn chứ không theo kiểu Hindustani như trong các sáng tác trước đó của ông cùng thể loại này[45].

Bob Dylan cùng The Band cũng có nhiều ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp của Harrison trong The Beatles[46]. Ông thiết lập một tình bạn lớn với Dylan, tự tìm thấy mình trong những công việc chung về âm nhạc cùng The Band và hơn hết được tôn trọng như một thành viên trong nhóm chứ không như với The Beatles khi mà LennonMcCartney chiếm hầu hết những sáng tác và hoạt động của ban nhạc. Điều đó góp phần dẫn tới tính đối đầu trong các sáng tác của Harrison và làm ngày một lớn lên mong muốn trong ông là được rời khỏi nhóm[47]. Trong quãng thời gian thu âm Album trắng, sự căng thẳng gia tăng, và tay trống Ringo Starr đã bỏ nhóm một thời gian[48]. Với album này, Harrison đã đóng góp ca khúc nổi tiếng "While My Guitar Gently Weeps" (với Eric Clapton chơi lead), ngoài ra còn có "Piggies", "Long, Long, Long" và "Savoy Truffle"[49]. Những căng thẳng và đối đầu trong quá trình quay phim và thu âm tại trường quay của hãng Twickenham vào tháng 1 năm 1969 sau này được thâu và chỉnh sửa thành bộ phim Let It Be[47]. Chán nản vì điều kiện làm việc nghèo nàn và thiếu nhiệt tình, cùng với đó là những lời chê bai mà Lennon cũng từng phải nhận lấy khi tham gia với The Beatles và nhất là thái độ trịch thượng từ McCartney, Harrison tuyên bố rời nhóm vào ngày 10 tháng 1, song cuối cùng đồng ý quay trở lại chỉ đúng 20 ngày sau[50].

Tiếng sitar của Harrison trong ca khúc "Norwegian Wood (This Bird Has Flown)" là lần đầu tiên một ca khúc nhạc rock phương Tây sử dụng nhạc cụ phương Đông

Không hài lòng với phần chơi lead của mình, Harrison đã mời tay guitar trẻ và người bạn thân thiết sau này Eric Clapton tới hoàn thiện phần chơi guitar trong ca khúc "While My Guitar Gently Weeps"

Harrison đã viết nên "Here Comes the Sun" tại vườn nhà Clapton sau những tranh cãi tại phòng thu với The Beatles

Trục trặc khi nghe các tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.

Mối quan hệ giữa các thành viên vẫn tiếp tục gặp nhiều vấn đề trong quá trình thực hiện album cuối cùng của họ, Abbey Road[51]. Ấn bản LP này có 2 ca khúc được hâm mộ nhất của Harrison là "Here Comes the Sun" và "Something", trong đó "Something" trở thành đĩa đơn mặt A duy nhất của ông cho ban nhạc, cũng là đĩa đơn đầu tiên của The Beatles đạt vị trí quán quân mà không do Lennon-McCartney sáng tác[52]. Năm 1969, Frank Sinatra hát lại ca khúc này và gọi nó là "ca khúc hay nhất của 50 năm trở lại đây"[53]. Lennon đánh giá đây là bài hát hay nhất trong Abbey Road, và thực tế nó đã trở thành ca khúc được hát lại nhiều nhất của The Beatles chỉ sau "Yesterday"[54]. Nhà nghiên cứu Peter Lavezzoli viết: "Harrison cuối cùng đã đạt tới trình độ của một người viết nhạc thuần thục... với 2 đóng góp kinh điển trong bản LP cuối cùng của The Beatles."[55]

Tháng 4 năm 1970, khi ca khúc "For You Blue" của Harrison được phát hành nằm trong mặt B của đĩa đơn "The Long and Winding Road" của The Beatles (do McCartney sáng tác), ông đã có trong tay đĩa đơn quán quân thứ 2 trong sự nghiệp[56]. Sự trưởng thành trông thấy của Harrison trong vai trò sáng tác cũng như sự khiên cưỡng của The Beatles trong việc đưa các bài hát của ông vào album của họ rốt cuộc đã giúp ông nắm giữ trong tay một lượng lớn các sáng tác chưa phát hành rất có ích cho sự nghiệp solo sau này[57]. Cho dù việc sáng tác của Harrison ngày một trở nên xuất sắc thì trong mỗi album của nhóm cũng chỉ có một vài ca khúc của ông, và chính điều này đã thúc đẩy việc tan rã của ban nhạc[58]. Ngày 4 tháng 1 năm 1970, Harrison có buổi thu âm cuối cùng cùng The Beatles khi hoàn thiện ca khúc "I Me Mine" cùng StarrMcCartney[59].

1968–87: Sự nghiệp solo

Khởi đầu

Trước khi The Beatles chính thức tan rã, Harrison đã có cho mình 2 album nhạc hòa tấu riêng là Wonderwall MusicElectronic Sound. Wonderwall Music là phần nhạc cho bộ phim Wonderwall (1968) pha trộn âm nhạc phương Đông và Ấn Độ, trong khi Electronic Sound lại mang tính experimental hơn với sự góp mặt của máy chỉnh âm Moog[60]. Được ra mắt vào tháng 11 năm 1968, Wonderwall Music trở thành album solo đầu tiên của một Beatle được Apple Records phát hành chính thức dưới dạng LP[61]. Aashish KhanShivkumar Sharma là 2 nghệ sĩ Ấn Độ tham gia thực hiện album, trong đó họ đóng góp ca khúc experimental "Dream Scene" trước khi thu âm sáng tác của Lennon, "Revolution 9"[62].

Tới tháng 12 năm 1969, Harrison tham gia tour diễn ngắn vòng quanh châu ÂuMỹ của ban nhạc Delaney & Bonnie and Friends[63]. Trong quá trình đi diễn cùng Clapton, Bobby Whitlock, tay trống Jim Gordon cùng với Delaney và Bonnie Bramlett, Harrison đã bắt đầu viết nên những dòng đầu tiên của "My Sweet Lord" – ca khúc sau này trở thành đĩa đơn solo đầu tiên của ông[64]. Delaney Bramlett đã học hỏi nhiều từ Harrison cách chơi guitar, và sau này cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi âm nhạc của Harrison[65].

All Things Must Pass

Bài chi tiết: All Things Must Pass

Sau nhiều năm bị giới hạn lượng ca khúc đóng góp cho các album của The Beatles, Harrison quyết định cho phát hành album solo All Things Must Pass ngay năm 1970. Đây là một đa album[66], trong đó có 1 album-kép của Harrison, còn album thứ 3 là tập hợp các bản thu ngẫu hứng của ông cùng những người bạn[57][67][gc 5]. Được coi là sản phẩm solo xuất sắc nhất của Harrison, album này dễ dàng chiếm được vị trí quán quân ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương[68][69][gc 6]. Bản LP này bao gồm ca khúc nổi tiếng "My Sweet Lord", cùng với đó là đĩa đơn "What Is Life"[71]. Phil Spector là nhà sản xuất album theo kỹ thuật "Wall of Sound" của riêng ông. Danh sách các nghệ sĩ tham gia có Starr, Clapton, Gary Wright, Preston, Klaus Voormann, toàn bộ nhóm Delaney and Bonnie's Friends cùng với ban nhạc Badfinger[57][72][gc 7]. Cây viết Ben Gerson của tờ Rolling Stone miêu tả All Things Must Pass là "một sản phẩm kinh điển của Spector, WagnerBruckner; một thứ âm nhạc của những ngọn núi hùng vĩ nhất và của những chân trời rộng lớn nhất."[74] Nhà nghiên cứu âm nhạc Ian Inglis cho rằng phần lời của ca khúc nhan đề là "một sự công nhận tính vô thường trong cuộc sống con người... một kết luận đơn giản và sâu sắc" về ban nhạc cũ của Harrison[75]. Năm 1971, Bright Tunes kiện Harrison việc ca khúc này vi phạm bản quyền do nó có giai điệu gần giống với bản hit năm 1963 "He's So Fine" của ban nhạc The Chiffons[76]. Dù kiên quyết phủ nhận mình ăn cắp ý tưởng, song Harrison cuối cùng vẫn thua kiện vào năm 1976 khi tòa án tuyên bố rằng ông thực tế đã đạo nhạc một cách vô thức[77].

Năm 2000, khi Apple Records cho ra mắt ấn bản kỷ niệm 30 năm ngày phát hành album, Harrison vẫn tham gia tích cực vào hoạt động quảng bá khi ông trả lời phỏng vấn và nói: "Nó khiến tôi cảm thấy như mình vẫn sống cùng The Beatles. Nó ra đời chỉ ngay sau khi tôi rời nhóm và bắt đầu sự nghiệp riêng... Đó thực sự là một sự kiện hạnh phúc."[78] Ông cũng bình luận về quá trình sản xuất: "Vào thời đó, những nốt nhấn được sử dụng nhiều hơn so với cách tôi thường dùng hiện tại. Nói thực ra là tôi không thường dùng nốt nhấn lắm. Tôi không thích nó... Thực sự là rất khó để có thể quay ngược về hoàn cảnh của 30 năm trước để rồi giải thích bạn muốn gì vào lúc này."'[79]

Concert for Bangladesh

Bài chi tiết: Concert for Bangladesh

Theo lời đề nghị của Ravi Shankar, Harrison tổ chức một buổi hòa nhạc từ thiện, Concert for Bangladesh, vào ngày 1 tháng 8 năm 1971 tại Madison Square Garden ở New York với sự chứng kiến của khoảng 40.000 khán giả[80]. Số tiền mà hoạt động này thu về được sử dụng với mục đích hỗ trợ và chăm sóc những người tị nạn vì cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bangladesh[81]. Shankar là người mở màn buổi diễn, tiếp theo đó là những nghệ sĩ khác như Dylan, Clapton, Leon Russell, Badfinger, Preston và Starr[81].

Ấn bản đa album, Concert for Bangladesh, được Apple Corps phát hành cùng năm, rồi sau đó là bộ phim được ra mắt vào năm 1972. Nhưng những vấn đề về thuế và những chi tiêu bất cập sau đó đã gây ra nhiều vướng mắc trong việc phát hành. Harrison bình luận: "Buổi diễn về cơ bản đã thu hút rất nhiều người quan tâm tới vấn đề này... Số tiền mà chúng tôi quyên góp được chỉ là thứ yếu, để rồi chúng tôi lại dính phải vài rắc rối... nhưng nó vẫn còn rất nhiều... cho dù một phần không nhỏ đã bị đổ xuống sông xuống bể. Điều quan trọng nhất chính là việc chúng tôi đã nói lên được điều mình muốn và góp phần giúp cuộc chiến kết thúc."[82] Buổi diễn này được công nhận như là sự kiện khai sinh ra hành loạt các chương trình từ thiện sau này, trong đó có cả Live Aid[83][gc 8].

Từ Living in the Material World tới George Harrison

Living in the Material World (1973) đứng đầu trong vòng 5 tuần tại bảng xếp hạng Billboard, trong đó đĩa đơn "Give Me Love (Give Me Peace on Earth)" cũng có được vị trí quán quân tại Mỹ[85]. Tại Anh, album có được vị trí thứ 2 và tồn tại 12 tuần tại bảng xếp hạng, trong khi đĩa đơn trên vươn lên cao nhất là vị trí số 8[71]. Album được sản xuất cũng như thiết kế vô cùng chỉn chu, thể hiện rõ tín ngưỡng Ấn Độ giáo của Harrison[86]. Theo cây viết Green, album này "bao gồm những sáng tác xuất sắc nhất sự nghiệp của Harrison"[87]. Stephen Holden của tạp chí Rolling Stone gọi album này là "vô cùng nổi bật" và "thu hút một cách sâu sắc... độc tôn trong những câu chuyện về niềm tin và sự diệu kỳ trong vầng hào quang của mình"[88]. Một vài đánh giá khác nhìn nhận với vẻ thiếu tích cực, cho rằng album còn vụng về, quá phô trương tính mộ đạo mà bỏ qua cảm xúc, và những điều đó có làm cho Harrison đôi chút nản lòng[89].

Tháng 11 năm 1974, Harrison tổ chức Dark Horse Tour, trở thành cựu Beatle đầu tiên đi lưu diễn tại Bắc Mỹ[90]. Ngoài các khách mời là các nghệ sĩ như Preston, Tom Scott, Willie Weeks, Andy NewmarkJim Horn, tour diễn cũng sử dụng rất nhiều nhạc cụ Ấn Độ truyền thống cũng như cách tân được trình diễn bởi ban nhạc Ravi Shankar, Family and Friends[91]. Cho dù có được vài đánh giá tích cực, nhìn chung tour diễn là một sự thất bại với nhiều lời chê bai về nội dung, cấu trúc và thời lượng chương trình: vào thời điểm đó, buổi trình diễn trực tiếp có độ dài 2 tiếng rưỡi là quá lớn[92]. Nhiều người hâm mộ không hài lòng về màn trình diễn của Shankar khi họ chỉ mong muốn được xem Harrison biểu diễn, trong khi số khác lại phản đối, như Inglis miêu tả, rằng Harrison giống như đi "giảng đạo"[93]. Ngoài ra, anh thậm chí còn khai thác lại nhiều phần lời từ các ca khúc của The Beatles, và nhiều đoạn thay thế bị coi là "sự công kích miễn phí"[93]. Mặt khác, chất giọng của anh cũng gây nhiều thất vọng cho người hâm mộ, khiến nhiều người giễu cợt và đọc trệch tên buổi diễn thành "Dark Hoarse"[gc 9][94]. Harrison thực sự bị tổn thương nghiêm trọng vì những phản ứng sau tour diễn tới mức ông chỉ trở lại đi diễn vào những năm 90[93]. Cây viết Robert Rodriguez bình luận: "Nếu như Dark Horse Tour có thể bị coi như là một thất bại ghê gớm thì thực tế có nhiều người hâm mộ lại tỏ ra đồng cảm với những gì đang diễn ra. Họ trở nên hào hứng, có ý thức rằng họ vừa được trải qua một thứ gì có vô cùng ý nghĩa mà có lẽ không bao giờ có thể được lặp lại"[95]. Leng thì cho rằng tour diễn là một "đột phá" và "cách mạng trong việc truyền bá âm nhạc Ấn Độ"[96].

Tới tháng 12, Harrison cho phát hành album Dark Horse, sản phẩm khiến anh nhận được ít ý kiến tích cực nhất sự nghiệp[97]. Tờ Rolling Stone nhận xét đây là "một hệ thống các ca khúc không đúng với trình độ, được làm tới ngày chót, làm yếu đuối đi khả năng không thể kể xiết của anh để cho ra mắt "một bản LP mới", thuật lại toàn bộ ban nhạc và cả tour diễn xuyên quốc gia chỉ 3 tuần trước đó."[98] Album cũng có được vị trí số 4 tại Billboard, trong khi đĩa đơn "Dark Horse" có được vị trí thứ 15; song cả hai đều thất bại trong việc chiếm được một vị trí tại Anh.[99][gc 10]. Nhà phê bình âm nhạc Mikal Gilmore nhận xét album này là "một trong những sản phẩm yêu thích nhất của Harrison – một bản thu nói về những thay đổi và mất mát."[100]

Album cuối cùng của Harrison được EMI và Apple Records sản xuất là một ấn bản nhạc soul có tên Extra Texture (Read All About It) (1975)[101]. Tuy nhiên, ông lại coi đây là sản phẩm nhàm chán nhất trong số 3 album mà anh thực hiện kể từ sau All Things Must Pass[102]. Leng nhìn nhận nhiều ca khúc trong album là "cay đắng và thất vọng", trong khi người bạn vong niên Klaus Voormann lại bình luận: "Anh ấy không sẵn sàng cho nó... Đó là một khoảng thời gian không tốt và tôi ngờ rằng anh ấy đã dùng rất nhiều cocaine, và quả thực tôi đã thấy vậy... Tôi không thích cái cách nghĩ của anh ấy lúc đó."[103] Harrison cho phát hành 2 đĩa đơn theo kèm, đó là "You" (được xếp hạng tại Billboard Top 20) và "This Guitar (Can't Keep from Crying)" – đĩa đơn cuối cùng của ông dưới nhãn đĩa Apple[104].

Thirty Three & 1/3 (1976) là album đầu tiên của Harrison được phát hành bởi hãng đĩa mới – Dark Horse Records, trong đó 2 đĩa đơn thành công của ông là "This Song" và "Crackerbox Palace" đều nằm trong top 25 tại Mỹ[105][gc 11]. Diễn viên Eric Idle từ nhóm Monty Python đã đạo diễn video cho ca khúc "Crackerbox Palace" và tạo nên một ấn bản hài hước cho ca khúc này[108]. Với nhiều cải tiến về giai điệu cũng như việc sử dụng nhạc cụ, cùng với đó đề cập tới nhiều chủ đề hơn là những thông điệp tôn giáo như trước kia, Thirty Three & 1/3 trở thành album nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất của Harrison ở Mỹ kể từ All Things Must Pass[108][gc 12]

Năm 1979, sau khi con trai Dhani ra đời, ông cho phát hành album George Harrison. Cả album lẫn đĩa đơn "Blow Away" đều có mặt trong top 20 của Billboard[110]. Album này cũng đánh dấu sự rút lui dần của Harrison khỏi đời sống âm nhạc, mặt khác là sự phát triển của những ý tưởng mà ông từng thành công với All Things Must Pass. Năm 1978, cái chết của người cha vào tháng 5 và sự ra đời của con trai đầu lòng vào tháng 8 đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định của Harrison dành nhiều thời gian hơn cho gia đình[111]. Leng miêu tả album này "rất giàu giai điệu và tươi mát... thanh bình... album của một người đàn ông đã sống với giấc mơ rock 'n' roll 2 lần và giờ đang ở bên gia đình cùng những điều hạnh phúc nhất."[111]

Từ Somewhere in England tới Cloud Nine

George Harrison trình diễn ca khúc "Here Comes the Sun" vào năm 1987 tại Nhà hát Wembley

Vụ ám sát John Lennon vào ngày 8 tháng 12 năm 1980 đã gây chấn động mạnh mẽ và càng khiến Harrison muốn kéo dài thời gian sống ẩn dật khỏi những kẻ cuồng tín[112]. Đó là một mất mát sâu sắc khi trái với McCartneyStarr, Harrison lại không thường xuyên liên lạc với Lennon vào những năm cuối[113][gc 13]. Nói về vụ ám sát, ông bình luận: "Sau tất cả những gì chúng tôi từng trải qua, tôi đã và vẫn dành cho Lennon một tình yêu và lòng tôn trọng rất lớn. Tôi thực sự bị sốc và choáng váng."[112]

Harrison đã sửa toàn bộ phần lời ca khúc mà anh định dành cho Starr để tưởng nhớ Lennon[114]. "All Those Years Ago" – với phần góp giọng của PaulLinda McCartney cùng Starr chơi trống – có được vị trí số 2 tại Mỹ[115][116]. Đĩa đơn đó sau này được đưa vào album Somewhere in England (1981) của ông[117]. Harrison sau đó quyết định không phát hành bất kể một album nào trong vòng 5 năm sau khi Gone Troppo (1982) chỉ có được một chút thành công và vài đánh giá tích cực[118].

Trong quãng thời gian đó, Harrison tham gia rất nhiều buổi diễn trong vai trò khách mời, chẳng hạn như chương trình tưởng nhớ Carl Perkins vào năm 1985 có tên Blue Suede Shoes: A Rockabilly Session[119][gc 14]. Năm 1986, ông bất ngờ xuất hiện ở phần cuối buổi hòa nhạc từ thiện Heart Beat 86 nhằm quyên góp tiền cho Bệnh viện nhi Birmingham. Đúng 1 năm sau, ông trình diễn 2 ca khúc "While My Guitar Gently Weeps" và "Here Comes the Sun" trong buổi diễn từ thiện của The Prince's Trust[gc 15] tại Nhà hát Wembley ở thành phố London[121]. Tháng 2 năm 1987, Harrison tham gia cùng Dylan, John Fogerty và Jesse Ed Davi biểu diễn trực tiếp suốt 2 giờ với nghệ sĩ nhạc blues Taj Mahan. Ông nhớ lại: "Bob gọi cho tôi rồi hỏi rằng liệu tôi có thích ra ngoài buổi tối và gặp Taj Mahan... Và thế là chúng tôi tới đó, được tặng vài cốc bia Mexico – rồi lại được thêm vài cốc nữa... Rồi Bob nói: "Này, tại sao chúng ta không thử trong khi cậu có thể hát?" Nhưng cứ mỗi khi tôi tới gần chiếc mic, Bob lại tiến tới và bắt đầu hát. Thứ đó nghe mới kinh làm sao, như kiểu muốn quẳng tôi ra xa vậy."[122]

Tháng 11 năm 1987, Harrison cho phát hành album bạch kim Cloud Nine[123][124]. Đồng sản xuất cùng Jeff Lynne từ Electric Light Orchestra, album này bao gồm một ca khúc của James Ray có tên "Got My Mind Set on You", đạt vị trí quán quân tại Mỹ và số 2 tại Anh[125][126]. Ấn bản video theo kèm của ca khúc có được lượng phát sóng rất đáng kể[127], trong khi đĩa đơn còn lại là "When We Was Fab" nói về quãng thời gian cùng The Beatles thì được 2 đề cử tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 1988[128]. Được thu tại nhà riêng ở Friar Park, phần chơi guitar của Harrison được hỗ trợ bởi rất nhiều nghệ sĩ xuất chúng, bao gồm những người bạn lâu năm như Clapton, Keltner, và Jim Horn – người miêu tả về thái độ thoải mái và thân thiện của Harrison suốt quãng thời gian ghi âm: "George làm cho tôi thấy như ở nhà, dù rằng đang ở nhà anh ấy... Có lần anh ấy cùng tôi ngồi trong toilet để thử chơi chiếc saxophone của tôi, rồi họ thu âm nó với một thứ âm thanh vang tới tận cuối hành lang. Tôi cứ nghĩ họ đang đùa... Có lần, anh ta bắt tôi phải dừng đoạn chơi saxophone solo vì anh ấy muốn mang cho tôi một tách trà lúc 3 giờ chiều, thêm một lần nữa. Tôi lại nghĩ rằng anh ấy đang đùa."[129] Cloud Nine lần lượt có được vị trí số 8 và số 10 tại Mỹ và Anh, cùng lúc rất nhiều ca khúc trong album này được có mặt trong bảng xếp hạng của Billboard, có thể kể tới "Devil's Radio", "This Is Love" và "Cloud 9"[125].

1988–2001: Giai đoạn cuối đời

Traveling Wilburys

Bài chi tiết: Traveling Wilburys

Năm 1988, Harrison lập nên siêu ban nhạc Traveling Wilburys cùng Jeff Lynne, Roy Orbison, Bob Dylan và Tom Petty. Ban nhạc được thành lập tại garage nhà Dylan để cùng thu âm đĩa đơn cho Harrison[130]. Hãng thu âm của Harrison quyết định rằng ca khúc "Handle with Care" là quá tốt để làm mặt B và đề nghị cả nhóm thực hiện một album hoàn chỉnh. Bản LP có tên Traveling Wilburys Vol. 1 được phát hành vào tháng 10 năm 1988 và được ghi dưới tên những người anh em trong một gia đình – con trai của một nhân vật tưởng tượng có tên Charles Truscott Wilbury, Sr.[131] Harrison chọn cái tên "Nelson Wilbury" trong album này, về sau trong album thứ 2, ông sử dụng tên "Spike Wilbury"[132].

Sau khi Orbison đột ngột qua đời vào tháng 12 năm 1988, nhóm vẫn tiếp tục thu âm với 4 thành viên[gc 16]. Album thứ hai của họ được phát hành vào tháng 10 năm 1990 lại được mang tên là Traveling Wilburys Vol. 3. Theo Lynne, "Đó là ý tưởng của Harrison. Anh ấy bảo: "Hãy để cho mấy gã khờ trở nên rối loạn một chút."[134]. Album đạt vị trí số 14 tại Anh, giành được chứng chỉ bạch kim và chứng nhận bán được hơn 3 triệu bản[135]. Tuy nhiên, siêu ban nhạc này chưa bao giờ đi trình diễn trực tiếp, và họ cũng tan rã sau khi phát hành album thứ 2[136].

Năm 1989, Harrison và Starr đều xuất hiện trong video ca khúc "I Won't Back Down" của Petty[137]. Starr được quay chơi trống, song lại không phải là người chơi trống trong ca khúc. Harrison chơi acoustic guitar và hát nền[138][gc 17]. Tháng 11 năm 1991, ông tham gia tour diễn tại Nhật Bản của Clapton[140]. Đó là tour diễn đầu tiên và cũng là cuối cùng của Harrison kể từ năm 1974[141][gc 18]. Ngày 6 tháng 4 năm 1992, ông trình diễn trong buổi hòa nhạc của Đảng Xanh tại Royal Albert Hall – buổi diễn đầu tiên của ông tại London sau lần trình diễn cuối cùng cùng The Beatles tại tầng mái vào năm 1969[143]. Tháng 10 cùng năm, ông tham gia chương trình tôn vinh Bob Dylan tại Madison Square GardenNew York cùng Dylan, Clapton, McGuinn, Petty và Neil Young[144].

The Beatles Anthology

Bài chi tiết: The Beatles Anthology

Năm 1994, Harrison hợp tác cùng 2 thành viên Beatles còn sống và nhà sản xuất của Traveling Wilburys – Jeff Lynne – thực hiện dự án The Beatles Anthology. Dự án bao gồm vài ca khúc dang dở được thâu băng bởi Lennon, cùng với đó là những đoạn dài phỏng vấn về sự nghiệp của ban nhạc[145]. "Free as a Bird" được phát hành vào tháng 12 năm 1995 là đĩa đơn đầu tiên của The Beatles kể từ năm 1970[146]. Tới tháng 3 năm 1996, họ cho phát hành đĩa đơn thứ 2, "Real Love". Harrison từ chối tham gia việc thu âm ca khúc thứ 3[147]. Sau này ông bình luận về dự án: "Tôi hi vọng có ai đó sẽ nghiên cứu mấy bản demo vứt đi của tôi sau khi tôi chết để biến chúng thành các bản hit."[148]

Sau dự án Anthology, Harrison hợp tác với Shankar trong Chants of India. Lần cuối cùng anh lên truyền hình là khi xuất hiện trên kênh VH1 vào tháng 5 năm 1997 để quảng bá cho album này[149]. Không lâu sau, ông được phát hiện căn bệnh ung thư phổi và bắt đầu được hóa trị, vốn lúc đó được cho là hiệu quả[150]. Tháng 1 năm 1998, Harrison tới dự lễ tang của Perkins ở Jackson, Tennessee, trình bày ca khúc nổi tiếng "Your True Love"[151]. Tới tháng 6, ông tham gia buổi lễ khánh thành khu tưởng niệm Linda McCartney, rồi chơi guitar trong 2 ca khúc của album Vertical Man của Starr[152].

Vụ ám sát hụt

Ngày 30 tháng 12 năm 1999, một kẻ tâm thần 36 tuổi có tên Michael Abram đã đột nhập vào nhà riêng của Harrison ở Friar Park và tấn công ông bằng một chiếc dao làm bếp, làm ông bị thủng phổi và chấn thương mạnh ở đầu trước khi Olivia Harrison kịp tiếp cận kẻ sát nhân và đánh lại hắn bằng một que cởi và chiếc đèn đốt[150][153]. Ngay sau khi bị tấn công, Harrison được đi cấp cứu tại bệnh viện với hơn 40 vết thương trên người. Ông sớm tỉnh táo sau khi gặp lại kẻ hành hung: "[Anh ta] không phải là một kẻ cướp, chắc chắn chỉ vì anh ta chưa từng nghe Traveling Wilburys."[154][gc 19]

Tháng 5 năm 2001, Harrison trải qua cuộc đại phẫu để loại bỏ khối u đang phát triển trong phổi[158]. Tới tháng 6, có thông tin cho rằng ông đang phải điều trị một khối u não tại một bệnh viện ở Thụy Sĩ[159]. Tại đây, Starr đã tới thăm ông song phải cắt ngắn chuyến đi để quay lại Los Angeles vì con gái cũng đang phải điều trị bệnh não. Harrison đùa: "Liệu anh có muốn tôi theo cùng không?"[160] Tháng 11, ông phải hóa trị tại Bệnh viện Đại học Đảo Staten ở New York sau khi có chẩn đoán rằng căn bệnh ung thư phổi đã di căn lên não[161]. Khi thông tin này được công bố rộng rãi, Harrison cho rằng bác sĩ riêng đã vi phạm quyền riêng tư và sau đó yêu cầu được nhận bồi thường[gc 20]. Ngày 12 tháng 11, 3 Beatle còn sống đã cùng nhau có bữa trưa cuối cùng tại khách sạn của Harrison ở New York[167].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: George_Harrison //nla.gov.au/anbd.aut-an36196566 http://www.cbc.ca/news/arts/george-harrison-honour... http://www.allmusic.com/album/brainwashed-mw000023... http://www.allmusic.com/album/cloud-nine-mw0000193... http://www.allmusic.com/album/george-harrison-mw00... http://www.allmusic.com/song/got-my-mind-set-on-yo... http://www.allmusic.com/song/i-wont-back-down-mt00... //www.amazon.com/dp/B007JWKLMO http://www.billboard.com/bbcom/yearend/2005/centur... http://www.concertforbangladesh.com/